
Mật mía là sản phẩm được sản xuất từ việc ép nước mía rồi cô đặc. Quá trình sản xuất mật mía còn gọi là kéo mật, đây là nghề thủ công truyền thống ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt vùng Nghệ An. Tại một số nơi, nghề nấu mật mía gắn liền với nghề nấu đường thủ công. Mật mía có nhiều công dụng không ngờ mà nhiều người chưa biết đến.
Cách sản xuất mật mía
Cây mía vốn có nguồn gốc Ấn Độ, hiện nay được trồng ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Những ghi chép lịch sử về mía đã bắt nguồn từ năm 510 TCN. Thời đó, dưới triều vị vua vĩ đại Darius I, Đế quốc Ba Tư rất hùng mạnh. Khi chinh phạt Ấn Độ, ông tìm thấy mía và viết: “Loại cây sồi đã mang lại mật ong mà không có ong”.
Hãy liên hệ đơn vị duongmatmiahathuo.com để nhận các thông tin về đường mía sông thu Bồn và các thông tin khác về sức khỏe
Để sản xuất mật mía, người ta thu hoạch cây mía, chặt bỏ ngọn và gốc.
Khi đưa mía về xưởng ép mía, các cây mía được làm sạch, sau đó ép.
Công việc ép mía trước đây sử dụng sức người, trâu, bò để kéo. Ngày nay dùng máy ép cho năng suất cao và an toàn vệ sinh thực phẩm hơn.
Nước mía thu được đem đi nấu mật, đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng mật mía. Tùy theo kinh nghiệm của từng gia đình, mỗi gia đình sản xuất sẽ có chất lượng khác nhau.
Khi nấu mật mía, người nấu mật phải giữ lửa trong lò luôn ổn định và luôn đảo mật đều. Nếu lửa quá to hoặc tay đảo không đều thì mật dễ bị cháy. Trong khi nấu mật, phải vớt phần bọt đen để giữ cho sản phẩm có màu đẹp. Quá trình nấu mật kết thúc khi nước mía sẽ chuyển sang sền sệt và có màu đỏ au. Sản phẩm được để nguội sau đó rót vào thùng chứa.
Công dụng của mật mía
Theo Đông y, mật mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu. Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
Mật mía dùng để làm gì?
Cách dùng mật mía chủ yếu là làm nguyên liệu chế biến các món ăn hoặc dùng để chấm các loại bánh.
Ở miền Bắc nước ta, mật mía được sử dụng để làm các loại bánh như: bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh trùng (biến thể của bánh trôi tại Vĩnh Phúc) , sủi dìn ( Hải Phòng).
Tại miền Trung như Thanh Hoá, mật mía được dùng để chấm các món bánh chưng ngày tết. Hoặc được dùng để làm bánh gai, chè lam. Ngoài ra còn dùng để làm món chè trong ngày ông Táo về trời.
Tổng kết
Vì là thành phần cô lỏng từ mía, mật mía có tác dụng làm da sáng bóng, chỉ cần kết hợp sữa chua không đường, sữa tươi, một số thành phần như bột nghệ, bột yến mạch, bột trà xanh làm mặt nạ đều đặn là được.