
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là một việc làm cần thiết và quan trọng được tiến hành xuyên suốt từ khi bắt đầu dự án tới khi đóng dự án. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng thì rất khó mang lại hiệu quả cao. Đó cũng là lý do vì sao zhome-group.vn muốn chia sẻ tới bạn bài viết này! Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả:
Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Từ lâu đầu tư đã không còn là việc mới mẻ với nền kinh tế của nước ta. Trong nhiều năm nay hoạt động đầu tư đã ngày càng diễn ra mạnh mẽ và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Và hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xây dựng được xem là rất phổ biến ở nước ta. Theo đó, Luật Xây dựng 2014 đã quy định cụ thể về định nghĩa dự án đầu tư xây dựng như sau:
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Hãy liên hệ đơn vị xây dựng zhome-group.vn để nhận tư vấn chi tiết về các vấn đề xây dựng
Kinh nghiệm 1: Đảm bảo liên lạc với các bên được thông suốt
Phải luôn duy trì trao đổi thông tin giữa các bên bao gồm: khách hàng nhà đầu tư; thành viên trong dự án. Sự trao đổi thông tin sẽ làm cho việc quản lý được rành mạch chính xác, rõ yêu cầu mục đích dự án hơn.
Công việc khi đó sẽ được vận hành liên tục, chủ động giảm được sự lãng phí nguồn lực không cần thiết. Đây là một trong những kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng vô cùng trọng cho sự thành công của dự án.
Kinh nghiệm 2: Xác định chính xác vai trò thành viên của dự án
Công việc phải có sự phân công rõ ràng, ai làm việc gì, ai trách nhiệm thì khi đó cá nhân hay nhóm làm việc mới hiệu quả về mặt trách nhiệm công việc, không xảy ra tình trạng đổ lỗi cho nhau. Chỉ có như vậy các thành viên mới chủ động cố gắng dám làm trong công việc.
Vai trò của Chủ đầu tư trong việc quản lý dự án
– Khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực thì người quyết định đầu tư sẽ thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, nghĩa là tổ chức tư vấn được trông coi quản lý các dự án xây dựng công trình là quản lý công trình như của chính mình.
– Người quyết định đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
– Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Các chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát công trình, hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Công việc giám sát thi công công trình là yêu cầu bắt buộc bên thi công phải làm đúng thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và phải đảm bảo giám sát thường xuyên liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
Tổng kết
Với vai trò như trên trong phát triển kinh tế và cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội, đầu tư xây dựng là một lĩnh vực đáng quan tâm hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh việc có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phối hợp huy động được nhiều nguồn vốn trong các dự án đầu tư, các nhà đầu tư cần nắm vững các khía cạnh pháp lý trong các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo cho sự thành công khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.